Nhẫn cưới là vật phẩm không thể thiếu của các cặp đôi khi kết hôn. Không chỉ vậy, nhẫn cưới còn là kỷ vật chứng minh cho tình yêu lứa đôi và mong ước đồng hành cùng nhau suốt quãng đời còn lại. Vậy Nguồn Gốc của Nhẫn Cưới và ý nghĩa của kỷ vật này trong hôn nhân là gì?
Nguồn Gốc của Nhẫn Cưới là gì?

Nguồn Gốc Của Nhẫn Cưới là từ Ai Cập cổ đại. Thời đó, họ sử dụng một vòng tròn để làm vật biểu tượng cho sự gắn kết của đôi lứa.
Sở dĩ người Ai Cập cổ xưa chọn vòng tròn vì họ cho rằng, chúng có chung điểm đầu và điểm cuối với nhau. Do đó, dù cô dâu và chú rể có đi những hành trình dài riêng biệt, nhưng khi đã về bên nhau, họ sẽ là của nhau, quãng đường sắp tới sẽ luôn ngập tràn trong hạnh phúc.
Vào thời Ai Cập cổ đại, nhẫn cưới được làm từ những vật liệu tự nhiên như lau sậy, cỏ cây, ngà voi,… Khi đó, chỉ có phụ nữ đeo nhẫn cưới lúc kết hôn.
Tuy nhiên, vào Chiến tranh thế giới thứ hai, đàn ông phải chia tay vợ để ra chiến trường trong một khoảng thời gian dài. Do đó, họ bắt đầu đeo nhẫn cưới để đại diện cho hôn nhân và gợi nhớ đến người vợ của mình.
Đây là hành động lãng mạn và tràn đầy tình yêu nên đã tồn tại cho đến ngày nay. Trong hôn lễ, cô dâu sẽ trao lại nhẫn cưới cho chú rể.
Theo thời gian, kỷ vật này được chế tạo từ những chất liệu có giá trị hơn như bạc, đồng, kim cương, vàng,… Do đó, mọi người có thể thỏa sức lựa chọn nhẫn cưới với chất liệu, màu sắc và hình dáng khác nhau theo sở thích của mình.
Xem thêm: Bông Tai Kim Cương, Bộ Sưu Tập Mẫu Đôi Bông Hột Xoàn Đẹp, Sang Trọng Tại DIJIWORLD: https://dijiworld.com.vn/bong-tai-kim-cuong/
Ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân là gì?
Nhẫn cưới chính là bằng chứng của hôn nhân và giúp cuộc sống vợ chồng luôn hạnh phúc, bền chặt.
Nhẫn cưới chính là bằng chứng của cuộc hôn nhân
Nếu thấy một người đeo nhẫn ở ngón áp út, có nghĩa rằng họ đã kết hôn. Nhẫn cưới chính là biểu tượng của hạnh phúc gia đình. Khi đã kết hôn, các bạn sẽ không thể tự do kết đôi với những đối tượng khác.
Hơn nữa, người con trai hoặc con gái khác sẽ hạn chế tiếp xúc với những đối tượng đã lập gia đình. Không chỉ theo quan niệm dân gian mà Phật giáo cũng vô cùng coi trọng giá trị của chiếc nhẫn cưới trong hôn nhân gia đình.
Chữ “nhẫn” trong cụm từ nhẫn cưới
Sự thật là cuộc sống vợ chồng rất cần tới chữ “nhẫn”, đặc biệt là khi xuất hiện các bất đồng. Khi sự tức giận bùng phát, nếu một trong hai vợ chồng không biết nhẫn nại, nhường nhịn sẽ rất dễ dẫn tới những xung đột không đáng có.
Nó sẽ làm mất đi đạo nghĩa vợ chồng và hạnh phúc gia đình chỉ trong tích tắc. Đó là lý do tại sao chữ “nhẫn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hôn nhân.
Hơn nữa, đeo nhẫn cưới ở trên tay cũng là để vợ chồng tự nhắc nhở nhau khi cơm không lành và canh chẳng ngọt. Chiếc nhẫn cưới chính là kỷ vật hiện hữu của tình yêu đôi lứa và không thể dễ dàng trao cho ai đó.
Vì vậy, nhẫn cưới cũng chính là lời nhắc nhở vợ chồng phải yêu thương và nhường nhịn nhau. Đây chính là bí quyết giúp mọi người giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Tóm lại, nhẫn cưới chính là kỷ vật tình yêu quen thuộc và không thể thiếu trong hôn lễ. Trước khi đeo kỷ vật này trên tay, các bạn phải hiểu rõ Nguồn Gốc Của Nhẫn Cưới và ý nghĩa của nó trong hôn nhân. Từ đó, mọi người sẽ biết được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hôn nhân, giúp cuộc sống gia đình luôn viên mãn, hạnh phúc.
Xem thêm: Trang Sức Kim Cương Cao Cấp, Nhiều Mẫu Mới Tại DIJIWORLD: https://dijiworld.com.vn/
Xem thêm các tin tức khác tại https://risingtraceuse.com/